24/7/11

Thảm họa tự nhiên: "Nguyên nhân" gây ra sự lo lắng

Khi yêu cầu bồi thường tới tấp gửi tới các doanh nghiệp bảo hiểm sau một loạt thảm họa tự nhiên trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định quan hệ nhân quả trong các sự kiện này. Bài báo này sẽ đi vào khía cạnh bồi thường và đưa ra những chỉ dẫn về nguyên nhân trực tiếp cũng như các nguyên nhân đồng thời cùng xảy ra (concurrent cause) 


Trong ba tháng đầu năm 2011 đã chứng kiến những thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất giáng mạnh vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cuối tháng 12/2010 và đầu tháng 1/2011, Queensland đã trải quả trận lụt lội trên diện rộng để lại hậu quả làm thiệt mạng 32 người và tổn thất kinh tế ước tính lên tới 4,95 tỉ đô la Mỹ. Ngày 22/2/2011, thành phố Cristchurch tại New Zealand đã hứng chịu trận động đất 6.3 độ richter, mà trước đó thành phố này cũng đã phải chịu dư chấn từ một trận động đất khác vào tháng 9/2010, đã gây ra cái chết cho 170 người và thiệt hại tài chính lên đến 11 tỉ đô la Mỹ. Gần đây nhất là trận động đất 9.0 độ richter tại Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 gây ra trận sóng thần có sức phá hủy khủng khiếp và làm thiệt mạng nhiều người cũng như thiệt hại trên diện rộng cho các khu vực lân cận gồm cả nhà máy điện nguyên tử Fukushima và dò rỉ phóng xạ từ nhà máy này. Tổng thiệt hại tài chính ước tính liên quan tới trận động đất tại Nhật bản sẽ vượt mức 200 tỉ đô la Mỹ.

Khi các thảm họa tự nhiên có quy mô lớn xảy ra sẽ chắc chắn gây ra những rủi ro lớn đối với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới đặc biệt liên quan tới hoạt động bảo hiểm thiệt hại về tài sản và thiệt hại gián đoan kinh doanh. Một số lượng lớn khiếu nại đòi bồi thường sau khi thảm họa xảy ra khiến cho các công ty bảo hiểm phải tính toán cân nhắc hàng loạt các đơn bảo hiểm. Một trong số những cân nhắc cần được xem xét về nguyên nhân gây ra hậu quả sẽ là chủ đề mà chúng ta sẽ bàn bạc dưới đây.

Khi vị thế pháp lý có thể là có ảnh hưởng lớn với việc các công ty bảo hiểm giải quyết vấn đề xem xét đơn bảo hiểm như thế nào, thì các nhân tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng như áp lực chính trị khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải xử lý theo hướng ưu tiên các nạn nhân bất hạnh khi gặp thiên tai. 

Nguyên nhân trực tiếp (approximate cause)

Khi thảm họa tự nhiên xảy ra, khó có thể xác định chính xác rủi ro nào gây ra thiệt hại tài chính. Ví dụ, tại Nhật bản, thiệt hại trên phương diện kinh tế phải gánh chịu do kết quả ban đầu của trận động đất và các dư chấn, sóng thần ngay sau khi trận động đất đầu tiên xảy ra và dò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã bị hư hỏng.

Những thiệt hại sẽ chỉ được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm nếu một rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân “trực tiếp”. Vì thế, trong vô số những rủi ro thì điều quan trọng là phải xác định là rủi ro nào là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.

Để minh họa, chúng ta sẽ lấy ví dụ về việc xem xét trường hợp các công ty kinh doanh phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp nằm tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Nhật Bản. Nếu những công ty kinh doanh này có bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thì các công ty đó có thể sẽ đòi bồi thường bảo hiểm khi các đơn vị cung cấp của họ không có có khả năng cung cấp hàng hóa nữa.

Trong tình huống đó, điều cần thiết đối với một công ty bảo hiểm là phải xem xét liệu việc gián đoạn kinh doanh có phải là hậu quả thiệt hại vật chất đối với nhà máy của đơn vị cung cấp gây ra bởi động đất và/hoặc sóng thần hay không hoặc là liệu việc gián đoạn kinh doanh này có gây ra bởi việc các nhà máy bị buộc phải đóng cửa do thiếu điện hoặc thiếu nước hoặc do mối đe dọa từ việc rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima hay không. Những khiếu nại đòi bồi thường như vậy có thể được bảo hiểm với nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất vật chất đối với nhà máy của đơn vị cung cấp chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp không gắn với thiệt hại vật chất. 

Nguyên nhân trực tiếp do tòa án phán quyết.

Theo như phán quyết của tòa án theo Luật Anh về nguyên nhân nào là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất đã nói rằng nguyên nhân trực tiếp có nghĩa là nguyên nhân chủ yếu hoặc là nguyên nhân cơ bản gây ra tổn thất.

Những hướng dẫn này đặc biệt hữu ích khi cố gắng xác định nguyên nhân trực tiếp trong một chuỗi các sự kiện dẫn tới tổn thất. Trong một số trường hợp, nguyên nhân trực tiếp có thể xác định được dễ dàng khi rủi ro thực sự gây ra tổn thất là kết quả không thể tránh khỏi của một rủi ro trước đó. Như đã trình bày ở trên, các nhà bảo hiểm chỉ có trách nhiệm đối với nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất là rủi ro được bảo hiểm. Ví dụ, rủi ro được bảo hiểm là rủi ro động đất và thiệt hại gây ra bởi kết cục là sóng thần hoặc hỏa hoạn có thể được xem là một hậu quả tất yếu và thiệt hại phải gánh chịu có thể được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm phù hợp với các điều kiện loại trừ.

 Không phải hậu quả tất yếu của một rủi ro được bảo hiểm.

Xác định rủi ro được bảo hiểm nào xảy ra trước là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất trở thành một thách thức thực sự khi mà rủi ro đến sau thực tế mới gây ra tổn thất mà không đi kèm theo một hậu quả tất yếu của rủi ro được bảo hiểm.
Trong nhiều trường hợp, việc rủi ro được bảo hiểm bảo hiểm xảy ra trước mà rủi ro xảy ra sau có thể không phải là rủi ro gây ra tổn thất. Rủi ro đầu tiên được bảo hiểm và rủi ro sau không được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ phải xem xét có thể tách trong chuỗi nhân quả giữa rủi ro được bảo hiểm và rủi ro không được bảo hiểm hay không.

Nếu tách được chuỗi nhân quả và rủi ro sau không được bảo hiểm được xem xét như một sự kiện khác gây ra tổn thất, công ty bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường. Ví dụ như việc đập phá ăn cắp tại các cửa hàng diễn ra tại trung tâm Christchurch sau khi xảy ra động đất. Nếu rủi ro động đất được bảo hiểm, không thể xem đó là rủi ro chính, có tác động gây ra thiệt hại cho người chủ cửa hàng. Có thể xem đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất cho dù hành động của những kẻ cướp phá là rủi ro không được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cho rủi ro xảy ra động đất.

 Thiệt hại gánh chịu khi cố gắng tránh rủi ro (được bảo hiểm).

Một tình huống khác có thể phát sinh khi một người được bảo hiểm gánh chịu tổn thất là hậu quả của việc thực hiện các bước tránh rủi ro (được bảo hiểm). Trong tình huống như vậy công ty bảo hiểm có thể không có nghĩa vụ bồi thường miễn là  rủi ro được bảo hiểm không được xem là nguyên nhân trực tiếp xảy ra tổn thất. Ví dụ, đối với rủi ro sóng thần được bảo hiểm, không thể nói rằng công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với thiệt hại gây ra cho các đồ quý mà người bảo hiểm cố gắng di chuyển tới khu vực cao hơn trước khi bị sóng thần ập vào.

Trong tất cả các trường hợp kiểu này, điều khoản cụ thể cho các đơn bảo hiểm là rất quan trọng. Một số đơn áp dụng điều khoản mở rộng theo đó loại trừ tổn thất gây ra dù là trực tiếp hay gián tiếp bởi rủi ro được loại trừ trong khi các loại đơn bảo hiểm khác sẽ chỉ bảo hiểm cho những tổn thất là kết quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm

 Những nguyên nhân đồng thời xảy ra

Thật dễ dàng khi xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất mà ở đó có nhiều rủi ro xảy ra lần lượt. Tuy nhiên thảm họa tự nhiên hiếm khi xảy ra theo một trình tự dễ dàng như vậy và nhiều rủi ro thường xảy ra đồng thời hoặc giao thoa liên tiếp ít nhất trong khoảng thời gian. Khi xảy ra sự cố, công ty bảo hiểm sẽ cần phải xem xét rủi ro nào được bảo hiểm, cái nào không được bảo hiểm và cái nào bị loại trừ theo đơn bảo hiểm.

Khi có nhiều nguyên nhân trực tiếp đồng thời gây ra thiệt hại ngang nhau, tòa án theo Luật Anh phán quyết là các công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho một nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm và những nguyên nhân khác là rủi ro không được bảo hiểm (Miss Jay Jay 1987 Lloyd’s Rep.23). Điều này có nghĩa là người tham gia bảo hiểm được bảo hiểm động đất đối với một cơ sở/tòa nhà nhưng không có bảo hiểm tương ứng đối với lỗi thiết kế của tòa nhà, thì công ty bảo hiểm có trách nhiệm đối với nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho ngôi nhà bao gồm cả động đất và lỗi thiết kế.

Những nguyên nhân trực tiếp đồng thời gây ra tổn thất chỉ là một rủi ro được bảo hiểm và một rủi ro được loại trừ, tòa án Anh đã phán quyết rằng tổn thất sẽ không được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm khi mà rủi ro bị loại trừ xảy ra trước (Wayne Tank and Pump Co. Ltd v Employers’ Liability Assurance Corporation (1974) Q.B 57).

Tại Queensland, nhiều nhà tư nhân có đơn bảo hiểm tại khu vực có cấp đơn bảo hiểm cho thiệt hại gây ra bởi mưa lớn và ngập lụt gây ra do bão nhưng bị loại trừ nếu có liên quan tới ngập lụt do sông ngòi hoặc sông suối. Vì thế, đối với thiệt hại gây ra đồng thời bởi lụt lội do sông suối và mưa lớn, bất kỳ yêu cầu bồi thường nào đối với thiệt hại là hậu quả của việc này có thể bị loại trừ. Tuy nhiên, áp lực chính trị có thể gây ảnh hưởng thay đổi tới việc này. 

Kết luận

Khi phải đối mặt với khiếu nại phát sinh do thảm họa tự nhiên, các công ty bảo hiểm luôn phải xem xét một cách thận trọng nguyên nhân hoặc những nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.

Đặc biệt, cần xuy xét thận trọng rủi ro nào loại trừ theo đơn bảo hiểm và rủi ro nào bị loại trừ khi nó xảy ra động thời với một rủi ro được bảo hiêm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất bị khiếu nại bồi thường. Chỉ có cách làm như vậy, công ty bảo hiểm mới có được vị thế pháp lý chắc chắn khi từ chối một khiếu nại đòi bồi thường.

Nguyễn Việt Hải biên dịch, 
Theo Asia Insurance Review số tháng 5/2011

22/7/11

Để không bị lúng túng khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm sức khỏe

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng đang ngày một tăng, những năm gần đây các bệnh viện công đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, tăng cường lực lượng y bác sỹ, tăng quy mô và số lượng giường bệnh… song đến nay hệ thống bệnh viện công vẫn còn quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tình trạng quá tải xảy ra ở hầu hết các tuyến, nghiêm trọng nhất là ở các bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương, có nơi ba bệnh nhân chung một giường, thậm chí nhiều nơi bệnh nhân còn phải nằm tràn ra hành lang. Thêm vào đó, chất lượng phục vụ của hệ thống bệnh viện công nhiều lúc còn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở nhiều nơi, khiến cho dư luận không khỏi bức xúc... Thực trạng nói trên đã và đang tiếp diễn trong nhiều năm nay, là vấn đề nhức nhối trong ngành Y tế cũng như toàn xã hội.

Để góp phần giảm tải cho các bệnh viện công, thời gian vừa qua hàng loạt bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân đã được thành lập. Có thể kể đến các bệnh viện tên tuổi như: Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh, Bệnh viện mắt Việt Nga, Bệnh viện Hạnh phúc, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Tràng An… Tuy nhiên, đi đôi với chất lượng cao thì chi phí khám và điều trị của các bệnh viện này, đặc biệt là các bệnh viện quốc tế, thường rất cao và vượt xa so với khả năng chi trả trung bình của người lao động. 
Một thực trạng khác là chi phí y tế ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là trong 56% chi phí dành cho y tế mà mỗi người dân Việt Nam phải tự chi trả thì có đến 50% là chi tiêu cho thuốc men – điều này là chưa hợp lý, bởi ở các nước phát triển, chi phí y tế chủ yếu dành cho dự phòng và khám chữa bệnh (1) . Trong khi đó, việc quản lý giá dược phẩm của Việt Nam chưa hiệu quả, cộng thêm với tình trạng lạm dụng kê đơn thuốc của các bác sĩ và tâm lý sính thuốc ngoại khiến số tiền bệnh nhân phải chi trả cho thuốc men càng bị đội lên. Thêm vào đó, theo dự thảo về tăng giá viện phí đã được Bộ Y tế thông qua, sẽ có ít nhất 12% dịch vụ khám chữa bệnh (tương đương với 350 dịch vụ) được điều chỉnh giá từ 2-10 lần trong năm nay . (2)
Trước tình hình đó, một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm bớt gánh nặng cho những gia đình có người thân bị ốm đau bệnh tật hoặc tai nạn bất ngờ là tham gia bảo hiểm sức khỏe. Dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít, bảo hiểm sức khỏe mang lại cho bạn cơ hội sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao với mức phí đóng góp hợp lý. Khi đã tham gia bảo hiểm sức khỏe, bạn có thể yên tâm công tác và tận hưởng cuộc sống an toàn hơn, đảm bảo hơn. Đây cũng là lý do khiến sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ hiện đang phát triển rất mạnh và được nhiều khách hàng rất quan tâm. 
Dẫu vậy, cũng vẫn còn không ít băn khoăn từ phía người tham gia bảo hiểm về việc giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm, cụ thể như: “một hồ sơ bồi thường gồm những giấy tờ gì?” “thủ tục yêu cầu bồi thường cụ thể ra sao?”, “khi bị chậm trễ thì nguyên do vì sao? Do nhà bảo hiểm hay do khách hàng?” …
Với kinh nghiệm của một người đã từng giúp nhiều khách hàng giải quyết bồi thường nhanh chóng, hiệu quả, trong bài viết này, tác giả muốn chia sẻ cách tháo gỡ những vướng mắc thường gặp khi cần yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường bảo hiểm sức khỏe để bạn có thể tự tin và yên tâm hơn khi tham gia loại hình bảo hiểm này.
Trước hết, cần khẳng định việc giải quyết bồi thường bảo hiểm nhanh chóng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các công ty bảo hiểm nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của mình, là bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện sự cam kết về chất lượng dịch vụ với khách hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít trường hợp giải quyết bồi thường bị kéo dài một cách vô lý khiến khách hàng bức xúc. Về phía công ty bảo hiểm: khi lý giải về việc chậm trễ bồi thường, có công ty bảo hiểm cho rằng công ty phải cẩn thận, chặt chẽ trong các thủ tục, thận trọng cao trong công tác bồi thường (đối với trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường không đầy đủ, chuẩn xác) nên xảy ra việc chậm trễ. Về phía khách hàng: không thể không nhắc tới một nguyên nhân quan trọng là do phần lớn khách hàng khi tham gia bảo hiểm vẫn chưa hiểu rõ về quyền lợi của mình được hưởng, trong khi đó lại không được nhân viên khai thác bảo hiểm hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về cách thức, thủ tục bồi thường trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, hơn ai hết, mỗi khách hàng cần tự tìm hiểu về các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm cũng như các quy trình, thủ tục khiếu nại, giải quyết bồi thường.
Về quyền lợi bảo hiểm: khi tham gia bảo hiểm sức khỏe, khách hàng có quyền lợi được bảo hiểm trong hai trường hợp chính là khám, điều trị Nội trú và Ngoại trú. 

Nếu khách hàng khám, điều trị Nội trú và có thẻ bảo lãnh viện phí: khách hàng có thể sử dụng thẻ để khám và điều trị tại các bệnh viện trong danh sách bệnh viện bảo lãnh mà công ty bảo hiểm đã ký kết. Thủ tục bảo lãnh hết sức đơn giản: khi đến bệnh viện đăng ký khám/điều trị, bạn chỉ cần xuất trình thẻ bảo lãnh viện phí và giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (đối với trẻ em) cho lễ tân bệnh viện. Mọi thủ tục thanh toán, công ty bảo hiểm sẽ tự thu xếp với bệnh viện. Trong trường hợp chi phí của bệnh viện lớn hơn quyền lợi được hưởng theo hợp đồng thì khách hàng phải thanh toán thêm số tiền chênh lệch đó với bệnh viện. 
Đối với khách hàng khám, điều trị Nội trú không có thẻ bảo lãnh viện phí hoặc khám chữa bệnh Ngoại trú: khách hàng cần phải nộp đầy đủ các giấy tờ, hóa đơn cho công ty bảo hiểm để yêu cầu bồi thường. Cụ thể gồm: 
-    Giấy yêu cầu bồi thường (bản mẫu có sẵn của các công ty bảo hiểm): điền đầy đủ thông tin, thông tin cá nhân, số tiền thanh toán, thông tin về việc điều trị, và quan trọng là phải có chữ ký của người yêu cầu trên giấy yêu cầu bồi thường.
-    Sổ khám bệnh, đơn thuốc của bác sỹ: Chẩn đoán, kết luận rõ ràng của bác sỹ trên sổ khám bệnh có chữ ký của bác sỹ và dấu của bệnh viện, phòng khám. Đơn thuốc bao gồm tên thuốc, số lượng thuốc có dấu của bệnh viện và phòng khám. Các chứng từ xét nghiệm chụp, chiếu theo chỉ định của bác sỹ.
-    Hóa đơn, chi phí y tế : hóa đơn VAT đối với những chi phí trên 200,000 VND (có tên bệnh nhân và nội dung các chi phí) hoặc biên lai thu tiền, lệ phí theo mẫu của Bộ tài chính bao gồm nội dung các chi phí đối với các bệnh viện nhà nước. Nếu là hóa đơn bán lẻ cần có dấu của bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc đối với chi phí dưới 200,000 VND
Một số lưu ý khác: Với điều trị nội trú, khách hàng cần cung cấp thêm giấy ra viện, có thông tin rõ ràng ngày vào viện, ra viện và có dấu của bệnh viện. Nếu có y tá chăm sóc tại nhà thì phải theo chỉ định của bác sỹ. Đối với tai nạn giao thông, khách hàng cần cung cấp biên bản tường trình của người bị tai nạn và biên bản của cơ quan công an trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng.

Ngoài ra, cũng không thể không lưu tâm tới việc lựa chọn nhà bảo hiểm có uy tín và giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bạn định tham gia. Với các sản phẩm được thiết kế hợp lý, quy trình giải quyết bồi thường linh hoạt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp… các doanh nghiệp bảo hiểm này sẽ có thể hỗ trợ khách hàng kịp thời và hiệu quả nhất mỗi khi rủi ro xảy ra, giảm thiểu thời gian giải quyết bồi thường. 

Cuộc sống ngày càng nhiều bất trắc, rủi ro. Để đảm bảo an toàn cho bạn và những người thân trong gia đình, việc tham gia bảo hiểm là một lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên sẽ là thật thiếu sót nếu chỉ vì thiếu sự tìm hiểu thấu đáo về nội dung hợp đồng, về quy trình và cách thức giải quyết bồi thường cũng như thiếu sự tham vấn các chuyên gia bảo hiểm mà bạn bỏ lỡ mất cơ hội được hưởng những quyền lợi chính đáng do bảo hiểm đem lại.

 (1) - An ninh Thủ đô, 22/09/2010
 (2) - An ninh Thủ đô, 28/04/2011


Vi Hương, 7/2011

20/7/11

Bảo lãnh thanh toán viện phí

Bảo lãnh thanh toán viện phí được dùng trong loại hình bảo hiểm sức khoẻ (bảo hiểm cho các chi phí y tế gây ra do ốm đau bệnh tật). Hiện nay có thể kể đến các sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ có hệ thống bảo lãnh thanh toán như MIC – Health Care, Liberty HealthCare, GIC Care, Bảo Việt Care, Bảo Minh Care, VNI Care, PVI Care .... Khi tham gia chương trình bảo hiểm sức khoẻ, khách hàng sẽ được cấp 1 thẻ bảo hiểm: MIC – Health Care, PVI Care .... để tham gia bảo lãnh thanh toán viện phí cho điều trị nội trú. Thẻ có kích thước như thẻ ATM, có các thông tin như Người được bảo hiểm, số hợp đồng ... Phía sau thẻ là các thông tin về số SOS của đơn vị bảo hiểm
(Thẻ MIC-Health Care của Bảo hiểm Quân Đội)

Các đơn vị bảo hiểm sẽ cung cấp cho khách hàng một danh sách bệnh viện trong hệ thống bảo lãnh thanh toán viện phí. Khách hàng khi điều trị nội trú tại các bệnh viện trong hệ thống sẽ được yêu cầu xuất trình thẻ bảo hiểm và CMND (hoặc Giấy khai sinh đối với người được bảo hiểm dưới 16 tuổi). Sau khi chẩn đoán bệnh, bệnh viện sẽ gửi fax thông tin khách hàng về đơn vị bảo hiểm gốc. Dựa trên thông tin hợp đồng của khách hàng đó, đơn vị bảo hiểm sẽ fax thông tin xác nhận bảo lãnh viện phí (đồng ý hoặc từ chối bảo lãnh). Khi khách hàng xuất viện, khách hàng cũng chỉ cần làm 1 vài thủ tục nhỏ với bệnh viện. Viện phí sẽ do đơn vị bảo hiểm thanh toán với bệnh viện.

Để thực hiện phương châm “ ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC” của khách hàng tham gia bảo hiểm tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (gọi tắt là MIC), MIC đã ký kết bảo lãnh viện phí với các bệnh viện sau:

DANH SÁCH BỆNH VIỆN BẢO LÃNH
(Danh sách cập nhật đến 01/07/2011)


TẠI HÀ NỘI

1. BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN
Địa chỉ: Số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai
Tel: 04.3640.1888                    Fax: 04.3640.2264

2. BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa
Tel: 04.3852.3798/471             Fax: 04.35746.298

3. BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC (KHOA ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN)
Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm
Tel: 04.38.289.402                               Fax: 04.38.289.402

4. BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP
Địa chỉ 1: 01 Phương Mai, Quận Đống Đa 
Tel: 04.3577.1100            Fax: 04. 3576.4443

5. PHÒNG KHÁM H-CLINIC BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP
Địa chỉ: 24T1 Khu đô thị  Trung Hòa, Nhân Chính
Tel:    04.62512835                

6. BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (KHOA ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN)
Địa chỉ: Số 1, ngõ 80 Phố Chùa Láng, Hà Nội 
Tel: 04.62731090

7. BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TRÍ ĐỨC
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 043.9429999         Fax:  043.9429486
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

8. BỆNH VIỆN PHÁP VIỆT
Địa chỉ: 06 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn, Quận 7
Tel: (08) 54 11 3333        Fax: (08) 54 11 3334

9. BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TRIỀU AN
Địa chỉ: 425 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân
Tel: (08) 3750.8888          Fax: (08) 3752.0716

10. BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN HẠNH
Địa chỉ: 700 Sư Vạn Hạnh (ND), P.12, Quận 10
Tel: 08.3863.2554                    Fax: 08.3862.9212

11. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ SÀI GÒN
Cơ sở 1: 124 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3
Tel: (08).3931.6944                  Fax: (08). 3931.1940

12. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ SÀI GÒN
Cơ sở 2: 04 Hoàng Việt – Phường 4,   Quận Tân Bình
ĐT: (08). 3811.9783               Fax: (08). 3811.9785

13. TRUNG TÂM CHĂM SÓC NHŨ HOÀN MỸ
Địa chỉ : 72/1 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3
Tel: (08) 3820.8450             Fax: (08) 3820.0870

14. BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VŨ ANH
Địa chỉ: 15 – 16 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp
Tel: 08.3989.4989                  Fax: 08.3989.7353 
Hotline: 08.3989.4989/Mr Cường: 0933.200.884


15. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ COLUMBIA ASIA GIA ĐỊNH
Địa chỉ: Số 01 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh
Tel: 08. 3803 0678                Fax: 08. 3803 0677

16. PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ HOÀN MỸ THẢO ĐIỀN
Địa chỉ : 42 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, Quận 2
Tel: (08) 3519.4070.                         Fax: (08) 3519.4071
TẠI CÁC TỈNH / THÀNH PHỐ KHÁC

TẠI HUẾ
17. PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ HOÀN MỸ HUẾ
Địa chỉ : 38 Phạm Văn Đồng, Vỹ Dạ, TP.Huế
Tel: (054)396.6666                        Fax : (054) 381.7847

TẠI ĐÀ NẴNG
18. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 161 Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Tel: (0511). 3650.676                  Fax: (0511). 3650.272

TẠI LÂM ĐỒNG
19. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ ĐÀ LẠT
Địa chỉ: Đồi Long Thọ, Đường Mimosa, Phường 10, TP. Đà Lạt
Tel: (063). 3510.878                 Fax: (063). 3577.632

TẠI CẦN THƠ
20. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG
Địa chỉ: A2 Đường Quang Trung, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Tel: (0710). 3917.901       Fax: (0710). 3917.355

TẠI CÀ MAU
21. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ MINH HẢI
Địa chỉ: Số 9, Lạc Long Quân, Âu cơ, khóm 5, Phường 7, TP.Cà Mau
Tel: (0780) 3550.000 / 3560.888

Call Mr Luận - 24/7      Mobile: 091 283 2345      Email: luannv.tlg@mic.vn

Dịch vụ bảo lãnh viện phí



Dịch vụ bảo lãnh viện phí dành cho chủ thẻ bảo hiểm y tế thuộc chương trình bảo hiểm sức khoẻ


Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán phí dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trí Đức, Bệnh viện Trí Đức đã ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí dành cho các chủ thẻ được hưởng quyền lợi bảo hiểm thuộc chương trình Bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm



Theo đó, Bệnh viện Trí Đức sẽ hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần thiết cũng như hoàn thiện hồ sơ để tiến hành thủ tục bảo lãnh viện phí với công ty bảo hiểm, trong khuôn khổ đáp ứng đúng điều kiện hợp đồng bảo hiểm y tế mà khách hàng không cần phải chi trả tiền mặt cho những dịch vụ này.

Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Trí Đức đã ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí với nhiều công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam như:

1.      Công ty BẢO HIỂM BẢO VIỆT
2.      Công ty BẢO HIỂM GRAS SAVOYE VIETNAM
3.      Công ty BẢO HIỂM BẢO MINH SÀI GÒN
4.      Công ty BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC)
5.      Công ty BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VN (BIC)
6.      Công ty BẢO HIỂM DẦU KHÍ (PVI)
7.      Công ty BẢO HIỂM XĂNG DẦU (PJCO)
8.      Công ty BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI)
9.      Công ty BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG
10. Công ty BẢO HIỂM TOÀN CẦU (GIC)
11. Công ty BẢO HIỂM THÁI SƠN (GMIC)

Đây là những đối tác bảo hiểm y tế mà Bệnh viện Trí Đức hợp tác với mục đích không ngừng phấn đấu phục vụ vì sự hài lòng của khách hàng.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÍ ĐỨC
Địa chỉ : 219 Lê Duẩn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04. 3942 9999; Fax: 04.3942 9486
E-mail: admin@triduchospital.com

Bạn đã thực sự quan tâm đến sức khỏe con em mình?

Những năm gần đây, các loại dịch bệnh, tai nạn, thương tích… đối với trẻ em có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều. Trong khi đó, cuộc sống hối hả, công việc bận rộn và quỹ thời gian hạn hẹp càng khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và thực sự bất an mỗi khi nghĩ tới sức khỏe con em mình.


Nguy cơ dịch bệch, tai nạn đối với trẻ nhỏ:
Đối với nhiều gia đình có con nhỏ, việc trẻ bị đau ốm đã trở thành mối lo thường trực: nhẹ thì hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… nặng hơn thì sốt virus, rubella, sởi, thủy đậu, chân tay miệng, chưa kể tới những bệnh nan y hoặc các tai nạn, thương tích khác. 
Thường gặp nhất là những bệnh dịch xuất hiện khi chuyển mùa. Đối với trẻ em, do sức đề kháng còn yếu nên mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào những thời điểm giao mùa, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Chẳng hạn khi trời chuyển mùa sang mùa hè, nắng nóng đột ngột dài ngày khiến số bệnh nhi nhập viện vì các bệnh sốt virus, lỵ và tiêu chảy tăng lên đột biến; hoặc giữa những đợt nắng như thiêu đốt thì bất ngờ mưa giông trút xuống, hệ quả là nhiều trẻ em phải nhập viện vì bệnh đường hô hấp (như cúm, sốt siêu vi trùng, hen…) bệnh tay chân miệng, viêm màng não…; hay vào mùa đông, khi trời chuyển lạnh đột ngột, bệnh nhi nhiễm các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi và tiêu chảy do nhiễm virus rota lại đồng loạt tăng…
Bên cạnh bệnh dịch, trẻ em còn phải đối mặt với các nguy cơ tai nạn, thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu thiếu sự cẩn thận trông chừng của người lớn. GS.TS. Lê Năm - Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết, hiện nay mới đầu hè nhưng lượng bệnh nhi bị bỏng nhập viện đã tăng nhiều, đặc biệt những ngày vừa qua, lượng bệnh nhi khám và nhập viện chiếm 60%. Thời điểm này có hơn 50 bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Bỏng trẻ em- Viện Bỏng quốc gia, trong đó có khoảng 30-40 bệnh nhi từ 1-3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do học sinh được nghỉ hè, gia đình lơi là trong việc quản lý con trẻ nên dễ dẫn đến tai nạn bỏng với nhiều tác nhân như bỏng điện, bỏng nhiệt, bỏng hoá chất…
Ngoài ra, té ngã cũng là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, hầu như trẻ nhỏ nào cũng đã từng bị té ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Có thể trẻ chỉ bị xây sát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng đôi khi trẻ cũng bị chấn thương nặng, thậm chí tử vong. Trẻ nhỏ rất thích khám phá và bắt chước người lớn như thích leo cầu thang, leo cửa sổ, đứng trên ghế hoặc đồ vật, bò hoặc chạy nhảy trên giường ngủ, đi ra ban công... nên rất dễ gặp tai nạn té ngã. Hoặc khi trẻ di chuyển cùng cha mẹ trên xe gắn máy, nếu không chú ý đảm bảo an toàn và đội mũ bảo hiểm cho trẻ, khi xảy ra tai nạn trẻ có thể gặp những hậu quả khôn lường. Số liệu từ báo cáo từ 54 tỉnh thành của Bộ Y tế trong năm 2008 cho thấy có 495.545 vụ chấn thương đầu. Trong số này, tỷ lệ nạn nhân dưới 14 tuổi là 13%, gần 50% số trẻ em bị chấn thương não do không đội mũ bảo hiểm.
Bên cạnh đó, cuộc sống của trẻ còn bị đe dọa, rình rập bởi rất nhiều hiểm họa khác, như: đuối nước, điện giật, động vật hoặc côn trùng cắn… với những hậu quả khôn lường.
Gánh nặng chi phí – mối lo không của riêng ai!

Mặc dù hiện nay Nhà nước đã ban hành chế độ bảo hiểm y tế cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn như việc các bậc cha mẹ thường phải xếp hàng dài chờ đợi khi khám, chữa bệnh cho trẻ; hay thái độ thiếu nhiệt tình của không ít y bác sỹ đối với bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT; hay số lượng, chủng loại thuốc còn khá nghèo nàn…
Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo bệnh viện tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của phương thức mua bảo hiểm y tế vì nếu danh mục và mức giá chi trả vẫn ở mức thấp như hiện nay thì việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em vẫn chỉ là hữu danh vô thực. Gia đình bệnh nhân vẫn phải trả tiền cho các dịch vụ điều trị cao cấp. 
Tại Viện Bỏng quốc gia, nơi có hơn một nửa bệnh nhân là trẻ em, chi phí điều trị rất cao và việc chi trả của bảo hiểm chỉ như "muỗi đốt gỗ". Ông Phạm Văn Gia, Viện Phó cho biết, loại thuốc dùng bắt buộc trong điều trị bỏng nặng là Albumin giá 650.000 đồng/lọ. Các loại kháng sinh rẻ nhất như Vancomycin cũng 82.000 đồng/lọ; có cháu phải dùng 3 lọ/ngày. Nhưng những thuốc này, bảo hiểm y tế chưa thanh toán.
Thêm vào đó, việc chữa trị các cháu mắc bệnh nan y vô cùng tốn kém. Một ca thay van tim cho trẻ tốn tới 15-20 triệu đồng, chưa kể chi phí thuốc men trong quá trình điều trị. Chi phí cho bệnh nhân chạy thận là trên 1 triệu đồng/tuần, chưa kể tiền thuốc kích thích miễn dịch, thuốc huyết áp và thuốc điều trị khác. Kinh phí cho một ca ghép thận khoảng 300 triệu đồng, kinh phí cho 1 ca ghép gan là 600 triệu đồng. Đây là kinh phí rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình.

Quẳng gánh lo ? Với các bậc cha mẹ có con nhỏ, niềm vui lớn nhất là được thấy bé yêu của mình luôn khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn. Vì vậy, việc trang bị những kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ bé yêu là hết sức cần thiết và cần phải cập nhật mỗi ngày. 
Để có thể bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu cũng như bảo vệ an toàn tài chính gia đình bạn, hẳn rằng bạn sẽ cần tới sự trợ giúp của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với các chương trình chăm sóc sức khỏe hợp lý và hệ thống các bệnh viện có uy tín trong và ngoài nước.
Xuất phát từ thực tế đó, hiện nay trên thị trường Việt nam, các công ty bảo hiểm lớn (nhất là các công ty bảo hiểm nước ngoài) đã tiên phong trong việc thiết kế và cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe toàn diện cho bé. Các chương trình này càng ngày càng phát triển với những ưu điểm và tính năng vượt trội, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của các gia đình.

Tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện ? Để có thể được bảo hiểm toàn diện cho bé, các bậc cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp với các công ty bảo hiểm (thông qua cán bộ, đại lý của công ty hoặc các đường hotline, trang web…). Tuy nhiên, sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, về giá phí bảo hiểm, về điều khoản hợp đồng… giữa các công ty bảo hiểm sẽ khiến bạn rất lúng túng trong việc lựa chọn công ty bảo hiểm với gói sản phẩm tốt nhất trên thị trường.
Trong những trường hợp như vậy, việc tìm đến các nhà tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp là một giải pháp thông minh. Thông qua dịch vụ tư vấn, các bậc cha mẹ sẽ cân nhắc được một chương trình bảo hiểm tốt nhất cho bé yêu của mình – đây cũng là xu thế đang trở nên ngày càng phổ biến tại Việt nam.
Thông thường, các nhà tư vấn sẽ cung cấp chương trình bảo hiểm với những đặc điểm chính như sau:
  • Về phương thức chăm sóc sức khỏe: Người tham gia bảo hiểm sẽ được cung cấp thẻ bảo lãnh thanh toán chi phí y tế trực tiếp tại các bệnh viện chất lượng cao và các bệnh viện quốc tế ngay tại Việt Nam (đây là điểm nổi bật của chương trình, các bậc cha mẹ không phải lo chạy vạy hay mang theo số tiền lớn để làm thủ tục nhập viện cho bé).
  • Về chất lượng dịch vụ y tế: Các bé sẽ được chăm sóc bởi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp của các bệnh viện lớn và uy tín tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Có thể kể đến như: tại TP. HCM: Bệnh viện quốc tế FV, Bệnh viện An Sinh, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Columbia, Bệnh viện Vũ Anh, Bệnh viện Nhi Đồng 1; tại Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện quốc tế Trí Đức ...
  • Về mức phí đóng và số tiền bảo hiểm: Các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn các chương trình bảo hiểm phù hợp nhất với điều kiện và nhu cầu của từng gia đình. Theo đó, số tiền bảo hiểm chi trả có thể từ 1.000 USD tới 2.000.000 USD với mức phí đóng hàng năm tối thiểu là 50 USD.
  • Về phạm vi bảo hiểm: hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe còn kết hợp bảo hiểm từ ốm đau, bệnh tật đến tai nạn mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, phạm vi địa lý không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà còn được mở rộng ra Đông Nam Á, Châu Á đến toàn cầu. Trong trường hợp người được bảo hiểm mắc các bệnh đặt biệt hoặc bệnh lạ, việc mở rộng này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu về thuốc men cũng như các phương tiện điều trị tối tân.
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần sự an toàn về tài chính, an tâm về sức khỏe – đặc biệt là sức khỏe cho bé yêu của bạn. Vì thế các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe nói chung và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em nói riêng đang ngày càng phát triển và dần trở thành người bạn thân thiết của mỗi gia đình Việt Nam.

TP HCM, 06/2011Đỗ Quỳnh Lâm