18/1/12

Trả bảo hiểm cho thuỷ thủ tàu Queen

“Bộ đang chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục để chi trả bảo hiểm cho gia đình 22 thuyền viên tàu VuVinalines Queen còn mất tích để sớm chia sẻ gánh nặng, nỗi đau với các gia đình họ. Mức bảo hiểm các thuyền viên tàu Vinalines được công ty chủ quản mua khoảng từ 40 - 45 nghìn USD/người ”, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết.
alt
Liên quan đến vụ chìm tàu Vinalines Queen, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đây là sự việc đáng tiếc, không ai muốn. Ngay khi sự việc xảy ra đã có sự phối hợp tìm kiếm giữa Công ty chủ quản (Công ty Vận tải biển Vinalines, thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam), với Trung tâm hỗ trợ tìm kiếm cứu hạn Hàng hải Việt Nam và Trung tâm cứu hộ của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippines, Đài Loan… Nhưng tới nay vẫn chưa tìm được 22 thủy thủ mất tích của tàu Vinalines Queen.
Đây là mất mát lớn đối với gia đình các thuyền viên, và Bộ GTVT. Vì vậy, chúng tôi đang chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân, của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty vận tải biển Vinalines tới đâu. Phải xác định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị mới có thể đưa ra hình thức xử lý. Khi nó có kết quả sẽ thông báo rộng rãi với công chúng”, người đứng đầu ngành giao thông thẳng thắn.
Cũng theo Bộ trưởng Thăng, đây là tàu có giá trị lớn, hiện đại, và mới được đóng mới ở Nhật Bản. Tuy nhiên, do thời tiết xấu và chở hàng được cảnh báo nguy hiểm nên đã xảy ra vụ việc chìm tàu đáng tiếc.
Về công tác tìm kiếm 22 thuyền viên còn mất tích của tàu Vinalines Queen, tới 16h chiều ngày 12/1, mọi nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) cho biết: “Chúng tôi vẫn phối hợp chặt chẽ với các nước Nhật Bản, Philippines để thông báo cứu nạn tới các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực. Còn biện pháp tìm kiếm bằng phương tiện chuyên dụng đã dừng lại từ ngày 8/1”.
Cũng theo ông Vũ, hiện tại Trung tâm cứu hộ các nước Nhật Bản và Philippines đang tiến hành đánh giá lại toàn bộ quá trình tìm kiếm tàu Vinalines Queen. Sau khi có đánh giá của các nước, Vietnam MRCC sẽ làm tổng hợp báo cáo và đề xuất hướng xử lý tiếp theo lên Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia.
Liên quan đến vấn đề chi trả bảo hiểm cho gia đình 22 thuyền viên còn mất tích, tính tới ngày 4/1, Tổng công ty Bảo hiểm PVI đã tạm ứng chi trả cho họ với tổng số tiền là 4,4 tỷ đồng.
Ngày 4/1, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng cho biết, đơn vị bảo hiểm trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chuyển tiền bảo hiểm tạm ứng trước cho các gia đình thuyền viên, với số tiền là 100 triệu đồng/thuyền viên.
Hôm nay đã là ngày thứ 17 tàu Vinaliens Queen chìm (tàu Vinalines Queen chìm ngày 25/12/2011), cùng sự mất tích của 23 thuyền viên. 
Nhưng đến ngày 30/12, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng đã được tàu London Courage (của Anh) cứu vớt, và trở về Việt Nam ngày 4/1. 
Từ đấy tới nay vẫn chưa tìm thấy dấu vết của 22 thủy thủ còn lại của tàu Vinalines Queen.
(Theo Dulich)

Thuyền viên mất tích được hưởng bảo hiểm 16.000USD

Ngày 13. 1 trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Xuân Tạo – Trưởng phòng Quản lý lao động (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cho biết, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCONo 1) và Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LoD) đều mua bảo hiểm cho các thuyền viên tại Việt Nam nên số tiền bảo hiểm cho những người mất tích là 16.000USD.
alt
Đối với các thuyền viên khác trên tàu đánh cá Jung Woo 2 thuộc Công ty Sunwoo của Hàn Quốc bị bỏng sẽ tùy vào mức độ thương tích, đơn vị bảo hiểm cũng sẽ trả bảo hiểm ở mức khác nhau. Các thuyền viên mất tích cũng sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, người bị thương cũng đang được đề xuất hỗ trợ.
Ngày 13.1, chiếc phi cơ C- 130 Hercules của không quân Mỹ chở 7 thuyền viên trên tàu cá Hàn Quốc Jung Woo 2 bị cháy trên vùng biển Nam Cực, trong đó có 4 thuyền viên người Việt đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Christchurch. Ngay sau đó, những thuyền viên này được đưa đến Bệnh viện ChristChurch để điều trị.
(Dân Việt)

Giữ tiền “chui”, Bảo hiểm Petrolimex bị phạt 50 triệu đồng

Wednesday, 18 January 2012 01:44
altCTCP Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) bị phạt 50 triệu đồng do giữ chui 1,56 tỷ đồng.
 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 72/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính CTCP Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) số tiền 50 triệu đồng theo Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Cụ thể, theo văn bản số 1066/Pjico ngày 5/7/2011 của Pjico giải trình báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu ra công chúng, công ty đã xác nhận số tiền mặt cổ đông nộp tại công ty không chuyển vào tài khoản phong tỏa là 1.562.580.000 đồng.
Như vậy, Pjico đã không chuyển hết tiền mua cổ phiếu của cổ đông trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng nêu trên vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng là vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán.
(ĐTCK)

Kiện Bảo Minh vì không được bồi thường

Wednesday, 18 January 2012 01:52
altÔng Đoàn Quang Xuân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Việt Mỹ (quận 2 - TPHCM), cho biết công ty này vừa khởi kiện Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) ra TAND TPHCM vì không được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm
Theo ông Xuân, do xác định dịch vụ bảo vệ ẩn chứa nhiều rủi ro nên ngày 4-11-2011, ông đã ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ với Bảo Minh mà đại diện là Công ty Bảo Minh Chợ Lớn. Hợp đồng ghi bồi thường cho những tổn thất bất ngờ và không lường trước được từ việc sai sót nghề nghiệp hoặc cho là sai sót nghề nghiệp mà doanh nghiệp không quản lý được.
Ngày 3-9-2011, do sợ kẻ gian vào mục tiêu đang bảo vệ để trộm cắp nên các nhân viên của ông đã đẩy một ô tô đến vị trí dễ kiểm soát nhưng không may xảy ra đụng xe, gây thiệt hại trên 500 triệu đồng. Khi yêu cầu bồi thường theo hợp đồng, Bảo Minh đã tìm cách từ chối.
(NLĐ)

Ngành bảo hiểm: càng mở, càng thách thức

Năm mới cũng là thời điểm thị trường bảo hiểm trong nước mở cửa rộng hơn. Nhân dịp này, ĐTCK đã có cuộc trò chuyện với ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI). 
alt
Theo ông Lộc, từ đây, với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, thách thức sẽ nhiều hơn là cơ hội. Tuy nhiên, hy vọng, thách thức nhiều, doanh nghiệp trong nước sẽ rắn rỏi hơn, để phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.
Cần khẳng định trước tiên, bảo hiểm là nghề kinh doanh có điều kiện. Ngay doanh nghiệp trong nước khi thành lập cũng đã khó, chứ chưa nói đến mở cửa thị trường.
Về cơ bản, động thái này không khác gì nhiều so với cam kết có trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Vì vậy, đây được xem là mở cửa thị trường rộng hơn, chứ không phải là mở cửa bước đầu. Khách hàng sẽ là người được hưởng lợi trước tiên vì có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng, phù hợp hơn.
Còn về phía doanh nghiệp nội, nhìn tổng thể, thách thức sẽ nhiều hơn.  Thứ nhất, tăng thêm đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, do chi nhánh ngoại sẽ có lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp nội như: không hạch toán tại Việt Nam mà đưa về hạch toán tại công ty mẹ; không khống chế chi phí quảng cáo. Từ đó, gây ra một cuộc cạnh tranh không cân sức, mà doanh nghiệp Việt Nam ở thế yếu hơn. Trong khi đó, doanh nghiêp nội chịu sức ép hoạt động có lãi, còn bên kia thì không.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước vẫn có những lợi thế nhất định, điển hình là quản lý tập trung, giám định, bồi thường tại chỗ.
Mặc dù được hội nhập từ trước, thị trường bảo hiểm hiện vẫn được xem là chưa theo kịp đà phát triển của thị trường các nước. Theo ông, thị trường “ta” cần khắc phục điều gì để cải thiện tình trạng này?
Nhược điểm lớn nhất trên thị trường hiện nay là sự hạn chế trong công nghệ thông tin để quản lý khách hàng, thu phí bồi thường, giám định kịp thời, chính xác, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm.
Thứ hai, là sự phát triển thiếu đồng bộ trong khâu xử lý, tiếp nhận thông tin giám định, ảnh hưởng đến công tác bồi thường 24/24, 7/7. Các nước có hẳn mô hình tổ chức tư vấn giám định độc lập, cũng như doanh nghiệp cứu hộ cứu nạn độc lập. Còn tại Việt Nam, doanh nghiệp phải “ôm” tất, dẫn đến khâu xử lý thông tin thiếu kịp thời.
Thứ ba, tại thị trường các nước, bảo hiểm được bán chủ yếu qua kênh đại lý, nên tránh được tình trạng cạnh tranh bằng việc sửa đổi bổ sung phí bảo hiểm, mà cạnh tranh chủ yếu từ việc nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm.
Thứ tư, tại Việt Nam, thủ tục không đơn giản, nhanh gọn. Trong khi ở các nước, khi cần bồi thường, không bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ, mà đôi khi chỉ cần bồi thường bằng tiền mặt.
Ngoài ra, thị trường các nước còn cung cấp dịch vụ tốt nhằm giữ chân khách hàng, như khuyến khích bồi thường thêm cho người mua bảo hiểm, cho phép bồi thường thiện chí.
Để khắc phục các hạn chế trên có khó không, thưa ông?
Không khó, nhưng vấn đề là chúng ta chưa đủ điều kiện để thực hiện như các nước. Chúng ta đang đem tư duy quản lý từ thời bao cấp để áp dụng tại thời điểm này. Ở Việt Nam, không quy định thì được hiểu là không được làm, còn ở các nước, những điều cấm thì mới không được làm.
Ông từng bộc bạch, trăn trở lớn nhất của mình là người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của bảo hiểm. Đến giờ thì sao?
Ai từng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực bảo hiểm cũng trăn trở về việc tổ chức và cá nhân còn chưa hiểu hết ý nghĩa của bảo hiểm, thể hiện ở quy mô thị trường bảo hiểm, phí bảo hiểm bình quân đầu người hiện còn nhỏ so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Trách nhiệm của người làm bảo hiểm cũng vì thế mà cần nâng cao hơn.
Theo ông, đến khi nào doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam sẽ tự nguyện mua bảo hiểm, mà không cần đến quy định bắt buộc của Chính phủ?
Hiện nay, có 2 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm cháy nổ và xe cơ giới. Tôi nghĩ, chỉ đến khi doanh nghiệp giảm bớt phần vốn nhà nước và khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn về vốn trong nền kinh tế, số doanh nghiệp tự nguyện mua bảo hiểm mới nhiều lên, bởi họ có trách nhiệm gắn chặt với tài sản của doanh nghiệp. Ở các nước, trong điều lệ công ty cũng như tổ chức, mặc nhiên quy định, người quản lý phải mua bảo hiểm.
Được biết, ông đã tham gia không ít sản phẩm bảo hiểm. Ông có thể tiết lộ đã mua sản phẩm bảo hiểm nào và của công ty nào? Đã bao giờ ông bị từ chối bồi thường?
Cá nhân tôi cùng gia đình tôi đã mua khá nhiều loại bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm sức khỏe, xe máy. Bảo hiểm nhân thọ thì của Prudential, Manulife, Dai-ichi. Còn phi nhân thọ thì của Bảo Việt. Có thể vì ở cương vị này nên tôi chưa từng gặp khó khăn như các khách hàng khác. Trong năm qua, AVI cũng nhận được khá nhiều khiếu kiện liên quan đến từ chối bồi thường, chủ yếu liên quan đến bảo hiểm cháy nổ và xe cơ giới.
(ĐTCK)