24/7/11

Thảm họa tự nhiên: "Nguyên nhân" gây ra sự lo lắng

Khi yêu cầu bồi thường tới tấp gửi tới các doanh nghiệp bảo hiểm sau một loạt thảm họa tự nhiên trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định quan hệ nhân quả trong các sự kiện này. Bài báo này sẽ đi vào khía cạnh bồi thường và đưa ra những chỉ dẫn về nguyên nhân trực tiếp cũng như các nguyên nhân đồng thời cùng xảy ra (concurrent cause) 


Trong ba tháng đầu năm 2011 đã chứng kiến những thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất giáng mạnh vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cuối tháng 12/2010 và đầu tháng 1/2011, Queensland đã trải quả trận lụt lội trên diện rộng để lại hậu quả làm thiệt mạng 32 người và tổn thất kinh tế ước tính lên tới 4,95 tỉ đô la Mỹ. Ngày 22/2/2011, thành phố Cristchurch tại New Zealand đã hứng chịu trận động đất 6.3 độ richter, mà trước đó thành phố này cũng đã phải chịu dư chấn từ một trận động đất khác vào tháng 9/2010, đã gây ra cái chết cho 170 người và thiệt hại tài chính lên đến 11 tỉ đô la Mỹ. Gần đây nhất là trận động đất 9.0 độ richter tại Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 gây ra trận sóng thần có sức phá hủy khủng khiếp và làm thiệt mạng nhiều người cũng như thiệt hại trên diện rộng cho các khu vực lân cận gồm cả nhà máy điện nguyên tử Fukushima và dò rỉ phóng xạ từ nhà máy này. Tổng thiệt hại tài chính ước tính liên quan tới trận động đất tại Nhật bản sẽ vượt mức 200 tỉ đô la Mỹ.

Khi các thảm họa tự nhiên có quy mô lớn xảy ra sẽ chắc chắn gây ra những rủi ro lớn đối với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới đặc biệt liên quan tới hoạt động bảo hiểm thiệt hại về tài sản và thiệt hại gián đoan kinh doanh. Một số lượng lớn khiếu nại đòi bồi thường sau khi thảm họa xảy ra khiến cho các công ty bảo hiểm phải tính toán cân nhắc hàng loạt các đơn bảo hiểm. Một trong số những cân nhắc cần được xem xét về nguyên nhân gây ra hậu quả sẽ là chủ đề mà chúng ta sẽ bàn bạc dưới đây.

Khi vị thế pháp lý có thể là có ảnh hưởng lớn với việc các công ty bảo hiểm giải quyết vấn đề xem xét đơn bảo hiểm như thế nào, thì các nhân tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng như áp lực chính trị khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải xử lý theo hướng ưu tiên các nạn nhân bất hạnh khi gặp thiên tai. 

Nguyên nhân trực tiếp (approximate cause)

Khi thảm họa tự nhiên xảy ra, khó có thể xác định chính xác rủi ro nào gây ra thiệt hại tài chính. Ví dụ, tại Nhật bản, thiệt hại trên phương diện kinh tế phải gánh chịu do kết quả ban đầu của trận động đất và các dư chấn, sóng thần ngay sau khi trận động đất đầu tiên xảy ra và dò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã bị hư hỏng.

Những thiệt hại sẽ chỉ được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm nếu một rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân “trực tiếp”. Vì thế, trong vô số những rủi ro thì điều quan trọng là phải xác định là rủi ro nào là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.

Để minh họa, chúng ta sẽ lấy ví dụ về việc xem xét trường hợp các công ty kinh doanh phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp nằm tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Nhật Bản. Nếu những công ty kinh doanh này có bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thì các công ty đó có thể sẽ đòi bồi thường bảo hiểm khi các đơn vị cung cấp của họ không có có khả năng cung cấp hàng hóa nữa.

Trong tình huống đó, điều cần thiết đối với một công ty bảo hiểm là phải xem xét liệu việc gián đoạn kinh doanh có phải là hậu quả thiệt hại vật chất đối với nhà máy của đơn vị cung cấp gây ra bởi động đất và/hoặc sóng thần hay không hoặc là liệu việc gián đoạn kinh doanh này có gây ra bởi việc các nhà máy bị buộc phải đóng cửa do thiếu điện hoặc thiếu nước hoặc do mối đe dọa từ việc rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima hay không. Những khiếu nại đòi bồi thường như vậy có thể được bảo hiểm với nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất vật chất đối với nhà máy của đơn vị cung cấp chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp không gắn với thiệt hại vật chất. 

Nguyên nhân trực tiếp do tòa án phán quyết.

Theo như phán quyết của tòa án theo Luật Anh về nguyên nhân nào là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất đã nói rằng nguyên nhân trực tiếp có nghĩa là nguyên nhân chủ yếu hoặc là nguyên nhân cơ bản gây ra tổn thất.

Những hướng dẫn này đặc biệt hữu ích khi cố gắng xác định nguyên nhân trực tiếp trong một chuỗi các sự kiện dẫn tới tổn thất. Trong một số trường hợp, nguyên nhân trực tiếp có thể xác định được dễ dàng khi rủi ro thực sự gây ra tổn thất là kết quả không thể tránh khỏi của một rủi ro trước đó. Như đã trình bày ở trên, các nhà bảo hiểm chỉ có trách nhiệm đối với nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất là rủi ro được bảo hiểm. Ví dụ, rủi ro được bảo hiểm là rủi ro động đất và thiệt hại gây ra bởi kết cục là sóng thần hoặc hỏa hoạn có thể được xem là một hậu quả tất yếu và thiệt hại phải gánh chịu có thể được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm phù hợp với các điều kiện loại trừ.

 Không phải hậu quả tất yếu của một rủi ro được bảo hiểm.

Xác định rủi ro được bảo hiểm nào xảy ra trước là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất trở thành một thách thức thực sự khi mà rủi ro đến sau thực tế mới gây ra tổn thất mà không đi kèm theo một hậu quả tất yếu của rủi ro được bảo hiểm.
Trong nhiều trường hợp, việc rủi ro được bảo hiểm bảo hiểm xảy ra trước mà rủi ro xảy ra sau có thể không phải là rủi ro gây ra tổn thất. Rủi ro đầu tiên được bảo hiểm và rủi ro sau không được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ phải xem xét có thể tách trong chuỗi nhân quả giữa rủi ro được bảo hiểm và rủi ro không được bảo hiểm hay không.

Nếu tách được chuỗi nhân quả và rủi ro sau không được bảo hiểm được xem xét như một sự kiện khác gây ra tổn thất, công ty bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường. Ví dụ như việc đập phá ăn cắp tại các cửa hàng diễn ra tại trung tâm Christchurch sau khi xảy ra động đất. Nếu rủi ro động đất được bảo hiểm, không thể xem đó là rủi ro chính, có tác động gây ra thiệt hại cho người chủ cửa hàng. Có thể xem đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất cho dù hành động của những kẻ cướp phá là rủi ro không được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cho rủi ro xảy ra động đất.

 Thiệt hại gánh chịu khi cố gắng tránh rủi ro (được bảo hiểm).

Một tình huống khác có thể phát sinh khi một người được bảo hiểm gánh chịu tổn thất là hậu quả của việc thực hiện các bước tránh rủi ro (được bảo hiểm). Trong tình huống như vậy công ty bảo hiểm có thể không có nghĩa vụ bồi thường miễn là  rủi ro được bảo hiểm không được xem là nguyên nhân trực tiếp xảy ra tổn thất. Ví dụ, đối với rủi ro sóng thần được bảo hiểm, không thể nói rằng công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với thiệt hại gây ra cho các đồ quý mà người bảo hiểm cố gắng di chuyển tới khu vực cao hơn trước khi bị sóng thần ập vào.

Trong tất cả các trường hợp kiểu này, điều khoản cụ thể cho các đơn bảo hiểm là rất quan trọng. Một số đơn áp dụng điều khoản mở rộng theo đó loại trừ tổn thất gây ra dù là trực tiếp hay gián tiếp bởi rủi ro được loại trừ trong khi các loại đơn bảo hiểm khác sẽ chỉ bảo hiểm cho những tổn thất là kết quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm

 Những nguyên nhân đồng thời xảy ra

Thật dễ dàng khi xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất mà ở đó có nhiều rủi ro xảy ra lần lượt. Tuy nhiên thảm họa tự nhiên hiếm khi xảy ra theo một trình tự dễ dàng như vậy và nhiều rủi ro thường xảy ra đồng thời hoặc giao thoa liên tiếp ít nhất trong khoảng thời gian. Khi xảy ra sự cố, công ty bảo hiểm sẽ cần phải xem xét rủi ro nào được bảo hiểm, cái nào không được bảo hiểm và cái nào bị loại trừ theo đơn bảo hiểm.

Khi có nhiều nguyên nhân trực tiếp đồng thời gây ra thiệt hại ngang nhau, tòa án theo Luật Anh phán quyết là các công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho một nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm và những nguyên nhân khác là rủi ro không được bảo hiểm (Miss Jay Jay 1987 Lloyd’s Rep.23). Điều này có nghĩa là người tham gia bảo hiểm được bảo hiểm động đất đối với một cơ sở/tòa nhà nhưng không có bảo hiểm tương ứng đối với lỗi thiết kế của tòa nhà, thì công ty bảo hiểm có trách nhiệm đối với nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho ngôi nhà bao gồm cả động đất và lỗi thiết kế.

Những nguyên nhân trực tiếp đồng thời gây ra tổn thất chỉ là một rủi ro được bảo hiểm và một rủi ro được loại trừ, tòa án Anh đã phán quyết rằng tổn thất sẽ không được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm khi mà rủi ro bị loại trừ xảy ra trước (Wayne Tank and Pump Co. Ltd v Employers’ Liability Assurance Corporation (1974) Q.B 57).

Tại Queensland, nhiều nhà tư nhân có đơn bảo hiểm tại khu vực có cấp đơn bảo hiểm cho thiệt hại gây ra bởi mưa lớn và ngập lụt gây ra do bão nhưng bị loại trừ nếu có liên quan tới ngập lụt do sông ngòi hoặc sông suối. Vì thế, đối với thiệt hại gây ra đồng thời bởi lụt lội do sông suối và mưa lớn, bất kỳ yêu cầu bồi thường nào đối với thiệt hại là hậu quả của việc này có thể bị loại trừ. Tuy nhiên, áp lực chính trị có thể gây ảnh hưởng thay đổi tới việc này. 

Kết luận

Khi phải đối mặt với khiếu nại phát sinh do thảm họa tự nhiên, các công ty bảo hiểm luôn phải xem xét một cách thận trọng nguyên nhân hoặc những nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.

Đặc biệt, cần xuy xét thận trọng rủi ro nào loại trừ theo đơn bảo hiểm và rủi ro nào bị loại trừ khi nó xảy ra động thời với một rủi ro được bảo hiêm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất bị khiếu nại bồi thường. Chỉ có cách làm như vậy, công ty bảo hiểm mới có được vị thế pháp lý chắc chắn khi từ chối một khiếu nại đòi bồi thường.

Nguyễn Việt Hải biên dịch, 
Theo Asia Insurance Review số tháng 5/2011

Không có nhận xét nào: