6/7/11

Tổng quan thị trường Bảo hiểm Việt Nam 3 tháng đầu năm 2011

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển, GDP tăng trưởng 5,5% xấp xỉ mức tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu trong 3 tháng cũng tăng trưởng mạnh với mức tăng 31%. Lạm phát cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế xã hội, chỉ số CPI lên tới 6,2%. Chủ trương của Chính phủ thắt chặt tín dụng và đầu tư công đã ít nhiều ảnh hưởng đến tăng trưởng của thị trường bảo hiểm: Lạm phát làm cho chi phí bồi thường gia tăng. Bộ tài chính đang triển khai QĐ 2011 và QĐ 315 của Chính phủ về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm nông nghiệp cũng như dự thảo NĐ – TT hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung luật kinh doanh bảo hiểm
 I.          Tình hình chung
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển, GDP tăng trưởng 5,5% xấp xỉ mức tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu trong 3 tháng cũng tăng trưởng mạnh với mức tăng 31%. Lạm phát cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế xã hội, chỉ số CPI lên tới 6,2%. Chủ trương của Chính phủ thắt chặt tín dụng và đầu tư công đã ít nhiều ảnh hưởng đến tăng trưởng của thị trường bảo hiểm: Lạm phát làm cho chi phí bồi thường gia tăng. Bộ tài chính đang triển khai QĐ 2011 và QĐ 315 của Chính phủ về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm nông nghiệp cũng như dự thảo NĐ – TT hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung luật kinh doanh bảo hiểm.
II.         Thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ 
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 5.084 tỉ đồng tăng trưởng 28%, nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài 100 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 1.186 tỉ đồng. Nhìn chung các nghiệp vụ đều tăng trưởng trong đó bảo hiểm tín dụng tăng trưởng 662%, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh 159%,  bảo hiểm nông nghiệp 108%, hàng hóa vận chuyển 46,3%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 40,4%. Những thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng nói trên đã được các DNBH chú ý khai thác để tăng trưởng.
Dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới doanh thu 1,598 tỉ đồng, bảo hiểm tài sản thiệt hại 1,107 tỉ đồng, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 671 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 625 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro 419 tỉ đồng.
Dẫn đầu doanh thu khai thác bảo hiểm gốc là PVI 1.197 tỉ đồng, Bảo Việt 1.126 tỉ đồng, Bảo Minh 708 tỉ đồng, PJICO 407 tỉ đồng, PTI 230 tỉ đồng.
Năng lực bảo hiểm sau khi trừ tái bảo hiểm dẫn đầu là Bảo Việt 944 tỉ đồng, PVI 640 tỉ đồng, Bảo Minh 603 tỉ đồng, PJICO 393 tỉ đồng, PTI 202 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là SVI 159%, Groupama 153%,  Fubon 112%, ACE 108%, PTI 96%, Hùng Vương 72%, BIC 66%.
Bồi thường toàn thị trường 1.420 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 27,9%, rủi ro cao vẫn là bảo hiểm con người, tỉ lệ bồi thường 42%, bảo hiểm xe cơ giới 38% còn các nghiệp vụ khác đều dưới 30%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Phú Hưng 105%, Liberty 53%, Bảo Long 50%, BIC 47%.
1.  Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 1.598 tỉ đồng tăng trưởng 26,3%, bồi thường 607 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 38%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 398 tỉ đồng, PJICO 222 tỉ đồng, Bảo Minh 198 tỉ đồng, PVI 155 tỉ đồng.
Tỉ lệ bồi thường có rủi ro cao là Phú Hưng 386%, Chartis 93,8%, ABIC 70,3%, Liberty 57,3%, PJICO 45,8%, Bảo Long 45%.
Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 389 tỉ đồng. Dẫn đầu là Bảo Việt 91 tỉ đồng, PJICO 75 tỉ đồng, Bảo Minh 54 tỉ đồng, số tiền bồi thường 118 tỉ đồng tỉ lệ bồi thường 30,4%, các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao  MSIG 487%, Phú Hưng 217%, Bảo Việt 43%.
Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban điều hành Quỹ đang triển khai kế hoạch sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm 2011
·      Quyết định tài trợ xe cứu thương cho Sơn La với trị giá khoảng 664 triệu đồng. Tài trợ đầu tư công trình tại Hưng Yên khoảng 1,76 tỉ đồng, Công trình tại Bình Định khoảng 795 triệu đồng.
·      Bộ Tài chính giao nhiệm vụ cho Hội đồng Quản lý Quỹ làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, thành lập Ban quản lý dự án triển khai thuê tư vấn; Lập báo cáo khả thi; Lập thiết kế thi công – Tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu thi công dự án.
·     Tiếp tục kế hoạch phối hợp với Trung ương Đoàn, năm 2011 ký kết hợp đồng tuyên truyền về bảo hiểm bắt buộc TNDS trên Thời báo Tài chính, xây dựng kế hoạch phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông tuyên truyền về bảo hiểm trên truyền hình Trung ương, Hưng Yên, Hải Dương và VOV giao thông.
2.  Bảo hiểm tài sản thiệt hại:
Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 1.107 tỉ đồng tăng trưởng 36% trong đó tái bảo hiểm trong nước 106 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 622 tỉ đồng, Bồi thường 182 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 16,4%. Các doanh nghiệp doanh thu cao là PVI 709 tỉ đồng, Bảo Việt 156 tỉ đồng, Bảo Minh 152 tỉ đồng, PJICO 57 tỉ đồng, các DNBH có tỉ lệ bồi thường cao là Phú hưng 273%, PJICO 41%, ABIC 37% còn lại là dưới 30%.
3. Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người
Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt doanh thu 671 tỉ đồng, tăng trưởng 40,4%. Dẫn đầu doanh thu Bảo Việt 245 tỉ đồng, Bảo Minh 126 tỉ đồng, PVI 71 tỉ đồng, PTI 35 tỉ đồng, PJICO 22 tỉ đồng, Chartis 16 tỉ đồng. Số tiền đã giải quyết bồi thường 282 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 42%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao Phú Hưng 136%, PJICO 63,4%, AAA 59,2%, Bảo Việt 54,3%, Bảo Long 53,2%, Fubon 51,5%. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng phát triển sản phẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu cao.
Tuy nhiên, hiện tượng trục lợi bảo hiểm vẫn xảy ra khi các DNBH chưa thể kiểm soát chặt chẽ khâu điều trị khi thanh toán bằng hóa đơn mua thuốc, viện phí điều trị kỹ thuật cao.
4.  Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu
Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu đạt doanh thu 626 tỉ đồng, tăng trưởng 14,3%, trong đó tái bảo hiểm trong nước 55 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 131 tỉ đồng, các DNBH dẫn đầu về doanh thu gồm PVI 175 tỉ đồng, Bảo Minh 162 tỉ đồng, Bảo Việt 149 tỉ đồng, PJICO 58 tỉ đồng, Toàn Cầu 19 tỉ đồng. Số tiền bồi thường toàn nghiệp vụ 147 tỉ đồng, chiếm 23,5%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao Bảo Việt 50%, BIC 45%, PJICO 32%, còn lại dưới 30%. 
Bảo hiểm đóng tàu bị ảnh hưởng khi ngành công nghiệp tàu thủy đang bị chững lại. Mùa mưa bão đang đến sẽ có nhiều rủi ro tổn thất lớn xảy ra nhất là tàu pha sông biển, tàu cá, ngay cả khi đã đỗ an toàn ven biển vẫn bị bão lốc tàn phá.
5.  Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 419 tỉ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu doanh thu gồm PVI 108 tỉ đồng, Bảo Minh 93 tỉ đồng, Bảo Việt 47 tỉ đồng. Số tiền giải quyết bồi thường 80 tỉ đồng, chiếm 19% doanh thu, các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: BIC 196%, UIC 56%, PJICO 46,9%, Bảo Việt 22% còn lại là dưới 20%. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt doanh thu 84 tỉ đồng, dẫn đầu là Bảo Việt 21 tỉ đồng, UIC 8 tỉ đồng, MSIG 7,8 tỉ đồng, Fubon 7,7 tỉ đồng, BV Tokyo marine 6 tỉ đồng. Bồi thường toàn thị trường 13 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 15,3%. DNBH có tỉ lệ bồi thường cao UIC 124%, BIC 25% còn lại là dưới 20%.
6.    Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 386 tỉ đồng, tăng 46,3% chứng tỏ xuất nhập khẩu hàng hóa đang trên đà khôi phục và phát triển, tái bảo hiểm trong nước đạt 45 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 84 tỉ đồng, tỉ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài 21,8%. Các DNBH có doanh thu cao Bảo Việt 87 tỉ đồng, PVI 46 tỉ đồng, PJICO 44 tỉ đồng, SVI 38 tỉ đồng, Bảo Minh 32 tỉ đồng,. Tỉ lệ bồi thường chiếm 20% tương đương 77 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm Bảo Long 155%, Hùng Vương 47%, BV Tokyo marine 32% còn lại dưới 30%. 
Hiệp hội đã tiếp tục ký hợp đồng thuê mạng tra cứu tàu biển với tổ chức Lloyd’MIU cho 7 doanh nghiệp tham gia để kiểm tra thông tin cũng như lịch sử tàu trước khi kí kết hợp đồng hàng hóa vận chuyển.
7.   Các sản phẩm bảo hiểm khác
Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 147 tỉ đồng, tăng 41,6%, bồi thường 32 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 22,4%,
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đạt doanh thu 15 tỉ đồng (tăng 159%), bồi thường 6 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 24%,
Bảo hiểm trách nhiệm chung đạt doanh thu 110 tỉ đồng (tăng 16,3%), bồi thường 7 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 6,7%,
Nhìn chung, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh bằng hạ phí mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm để giành giật khách không tương xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm đã làm cho nhiều DNBH nhiều năm liên tục thua lỗ về kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm.
Hiệp hội chủ trương đang triển khai:
-          Chương trình hội thảo về nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản, Hàng hải và Xe cơ giới,,
-          Chương trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro đối với khách hàng, đối tượng bảo hiểm có rủi ro cao: không nộp đủ phí, đã từng trục lợi bảo hiểm, có số lần tổn that hoặc số tiền bồi thường cao trong thời gian qua,
-          Chương trình xây dựng biểu phí sàn để khuyến cáo các DNBH,
-          Vận động và chuẩn bị điều kiện thành lập Hiệp hội bảo hiểm địa phương tại TP trực thuộc Trung ương.

II.         Thị trường bảo hiểm nhân thọ
Lạm phát gia tăng gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường bảo hiểm nhân thọ, ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu về bảo hiểm của người dân cũng như khả năng duy trì hợp đồng bảo hiểm. Thêm vào đó, sự gia tăng của giá vàng và ngoại tệ đã có tác động tâm lý tới người tham gia bảo hiểm. Mặt khác, cũng như mọi năm tình hình khai thác bảo hiểm nhân thọ trong quý I thường thấp so với các quý khác trong năm do dư âm của Tết nguyên đán.
1. Số lượng hợp đồng bảo hiểm:
Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 03 tháng đầu năm 2011 đạt 153.629 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, Prudential khai thác được 61.443 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 26.662 hợp đồng, AIA là 14.039 hợp đồng. Mức tăng 4% về số lượng hợp đồng khai thác mới so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do sự tăng trưởng của sản phẩm đầu tư (trong đó chủ lực là dòng sản phẩm UL), hầu hết trong quý I/2011 các dòng sản phẩm bảo hiểm trên phương diện số lượng hợp đồng khai thác mới đều giảm như sản phẩm trọn đời giảm 34%, sản phẩm tử kỳ giảm 2%, sản phẩm hỗn hợp giảm 12%, sản phẩm trả tiền định kỳ giảm 30%.
Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 3 tháng đầu năm là 20.761 hợp đồng tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 18.610 hợp đồng và Dai-ichi là 1.088 hợp đồng.
Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 160.158 hợp đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 70.730 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 35.431 hợp đồng, Manulife là 23.180 hợp đồng
Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 4.256.716 hợp đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1.817.765 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 1.364.177 hợp đồng, Manulife là 333.309 hợp đồng.

2. Số tiền bảo hiểm:
Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ đang nắm giữ là 390,97 nghìn tỉ đồng tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 273,8 nghìn tỉ đồng tăng 31%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 117,2 nghìn tỉ đồng tăng 15%.
Đi cùng với việc tăng về số lượng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm đầu tư, tổng mức trách nhiệm các DNBH nhân thọ cam kết trả cho dòng sản phẩm này cũng tăng 53% so với 3 tháng của cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 122 ngàn tỉ, Bảo Việt Nhân thọ là 75 ngàn tỉ, ACE Life là 56 ngàn tỉ đồng và AIA là 54 ngàn tỉ đồng.
3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 3 tháng đầu năm 2011 đạt 830,7 tỉ đồng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 8,8 tỉ đồng giảm 4,5%. Tổng phí khai thác mới trong 3 tháng đầu năm đạt 839,6 tỉ đồng tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 259 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 205 tỉ đồng và Manulife là 100 tỉ đồng.
Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là 3.257 tỉ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 1.250 tỉ đồng chiếm 38,4% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 979 tỉ đồng chiếm 30,1% thị phần, Manulife với 373 tỉ đồng, chiếm 11,4% thị phần.
4.  Trả tiền bảo hiểm:
Trong 3 tháng đầu năm 2011, tổng số trả tiền bảo hiểm đạt 1.213 tỉ đồng
Tổng số chi trả quyền lợi bảo hiểm là 688 tỉ đồng, tăng 67%, trong đó Prudential với 359 tỉ đồng, Bảo Việt là 158 tỉ đồng, Manulife với 77 tỉ đồng.
Tổng số trả giá trị hoàn lại là 355 tỉ đồng, Prudential là doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 192 tỉ đồng, Manulife 54 tỉ đồng  tiếp theo là Bảo Việt Nhân thọ là 45 tỉ đồng.
5. Số lượng đại lý bảo hiểm.
Tính đến hết tháng 3 tháng năm 2011, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 166.690 người tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 85.157 người, Bảo Việt Nhân thọ là 21.618 người, AIA 14.668 người.
Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 3 tháng đầu năm 2011 là 25.292 người tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential (8.590 đại lý), AIA (3.391 đại lý) và Bảo Việt Nhân thọ (3.015 đại lý).

Không có nhận xét nào: