3/8/11

Tình hình khai thác mới cua DNBH giai đoạn 2005-2010

Về số lượng hợp đồng
Số lượng hợp đồng khai thác mới đạt 807.722 hợp đồng tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2009 trong đó nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ và nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư có mức tăng trưởng dương lần lượt là 72,3% và 57,5%, các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại đều có kết quả khai thác giảm so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy xu hướng khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm qua biểu đồ sau:
 Biểu đồ số 1: Tỷ trọng hợp đồng bảo hiểm theo nghiệp vụ giai đoạn 2005-2010

Qua biểu đồ trên có thể thấy các doanh nghiệp có xu hướng tập trung phát triển và khai thác các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Tỷ trọng hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp giảm dần qua các năm (năm 2005 tỷ trọng hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp chiếm 93,1%, tuy nhiên tỷ trọng này giảm xuống còn 40,9% năm 2010); tỷ trọng hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ tăng từ 5,6% năm 2005 lên 32,2% năm 2010, tỷ trọng hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư tăng từ 11,3% năm 2008 lên 26,3% năm 2010 .

Về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới
Năm 2010, doanh thu khai thác mới đạt 3.620 tỷ đồng tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ: Mặc dù hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất (48,9% năm 2010), tiếp theo là tỷ trọng doanh thu phí thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư (42,0% năm 2010). Số lượng hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng cao hơn nghiệp vụ liên kết đầu tư tuy nhiên tỷ trọng doanh thu phí tương đối thấp (2,5% năm 2010).
Biểu đồ số 2: Tỷ trọng doanh thu phí theo nghiệp vụ giai đoạn 2005-2010

Về chất lượng khai thác
Chất lượng khai thác ngày càng được nâng cao, theo đó phí bảo hiểm bình quân hợp đồng khai thác mới tính đến hết 2010 đạt khoảng 4,5 triệu/hợp đồng so với mức 4,4 triệu đồng/hợp đồng năm 2009 và cao hơn nhiều so với mức 2,6 triệu đồng/hợp đồng so với năm 2006. Có thể thấy rõ hơn chất lượng khai thác thông qua biểu đồ dưới đây: 
Biểu đồ số 3: Phí bảo hiểm bình quân hợp đồng KTM
Đơn vị: Triệu đồng/hợp đồng


Số tiền bảo hiểm bình quân hợp đồng khai thác mới trong năm 2010 đạt khoảng 117,1 triệu/hợp đồng so với mức 95,7 triệu đồng/hợp đồng năm 2009 và cao hơn nhiều so với mức 38,2 triệu đồng/hợp đồng so với cùng kỳ năm 2006.
Biểu đồ số 4: Số tiền bảo hiểm bình quân hợp đồng KTM
Đơn vị: Triệu đồng/hợp đồng

- Tình hình huỷ bỏ hợp đồng: Số hợp đồng huỷ bỏ năm thứ nhất trong năm 2010 là 117.998 hợp đồng, tăng 20,1% so với năm 2009. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng huỷ bỏ nhiều nhất là Prudential, Manulife và AIA, tập trung vào nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ. Trong đó, Prudential và AIA có số lượng hợp đồng huỷ bỏ không biến động nhiều. Riêng Manulife, số lượng hợp đồng huỷ bỏ tăng đột biến, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2009 do tỷ lệ huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm tử kỳ vi mô (tỷ lệ huỷ bỏ hợp đồng trung bình của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ vi mô là 22%).
 Một số vấn đề khác
- Về sản phẩm bảo hiểm: Tiếp tục xu hướng phát triển sản phẩm của năm 2009, nhiều doanh nghiệp đã xin phê chuẩn và triển khai sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Trong năm 2010, số sản phẩm bảo hiểm tử kỳ được phê chuẩn là 8 trên tổng số 13 sản phẩm chính được Bộ Tài chính phê chuẩn.Bên cạnh bảo hiểm tử kỳ là xu hướng đẩy mạnh khai thác bảo hiểm liên kết chung. Một số doanh nghiệp đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc về tốc độ tăng trưởng doanh thu phí khai thác mới nhờ triển khai sản phẩm bảo hiểm này như Dai-ichi, Korea life.
Trái ngược với sự thành công của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm liên kết chung, sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chưa có nhiều chuyển biến do không có nhiều diễn biến tích cực từ thị trường chứng khoán. - Về quản trị doanh nghiệp: Trong năm 2010, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có sự thay đổi về chuyên gia tính toán (Prudential, ACE life, Great Eastern, Manulife); thay đổi Tổng giám đốc (VCLI, Great Eastern).- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Trong quý II/2010, VCLI đã tiến hành chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua hình thức chia cổ tức cho các cổ đông. Tổng số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài là 19,35 tỷ đồng/45 tỷ đồng cổ tức. Lợi nhuận được VCLI sử dụng để phân chia cổ tức là từ thu nhập từ hoạt động tài chính (chủ yếu là gửi tiền ngân hàng).
irt.mof.gov.vn

Không có nhận xét nào: